Học tiếng Nhật
6 bí quyết nâng cao khả năng tiếng Nhật khi đi du học
Bạn sẽ không thể nói được nhiều tiếng Nhật nếu chỉ theo học tại một trường tiếng Nhật ở Nhật. Dựa trên dữ liệu đã thu thập được từ các cuộc phỏng vấn với nhiều giáo viên người Nhật và các anh chị tiền bối, KOKORO đã tổng hợp 6 bí quyết để thành công khi đi du học. Các bạn hãy tham khảo nhé!
6 điểm quan trọng để thành công khi đi du học
1. Học thật nhiều trước khi sang Nhật
Không phải cứ đi Nhật là tự động giỏi tiếng Nhật.
① Nền tảng: Học tập trước khi đi du học, tự học trong thời gian du học
② Lợi ích của việc du học: các giờ học tiếng Nhật chất lượng cao, có môi trường sử dụng tiếng Nhật
Nếu không có ① “nền tảng”, sẽ không có ② “lợi ích của việc du học”. Dù là trước khi đi du học hay sau khi đi du học, việc tự học rất quan trọng.
So với những bạn chỉ học một chút để đi du học, những bạn học tập thật chăm chỉ và chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đi du học sẽ nhanh chóng nâng cao khả năng tiếng Nhật hơn.
2. Chọn trung tâm tiếng Nhật tốt ở Việt Nam
Ở Việt Nam cũng có những trường và trung tâm tiếng Nhật có chất lượng cao. Sau đây là một số trường và trung tâm như vậy.
◆ Trường Nhật ngữ Đông Du (Hồ Chí Minh)
・Học trong 1 năm, sống ở kí túc xá
・Du học một trường tiếng Nhật sau khi đã lựa chọn kỹ lưỡng
・Nhiều học sinh của trường học tiếp lên đại học khi du học được 2, 3 năm
・Phần lớn các học sinh học tiếp lên đại học công lập, quốc lập
Đỗ vào đại học công lập trong năm thứ 3 du học
◆ Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hoá Nhật Bản – Nam Định
・Học trong 1 năm rưỡi đến 2 năm, sống ở kí túc xá
・Đi du học sau khi có N3 (JLPT)
・Có người đi du học sau khi đã đi thực tập kỹ năng
・Có người bắt đầu du học từ đại học
Có được N2 rồi bắt đầu du học từ đại học
Ngoài 2 nơi kể trên, còn rất nhiều trường tiếng Nhật, trung tâm tiếng Nhật tốt khác. Bạn hãy tìm hiểu thông tin trên mạng và qua lời kể các anh chị đã đi trước, hãy lựa chọn cho mình một nơi học tập tốt nhé.
Nếu bạn có N3 rồi mới đi du học, quá trình du học của bạn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn. Bạn có thể hiểu rõ nội dung của các giờ học, có thể nói chuyện với người Nhật. Như vậy, bạn sẽ rút ngắn được thời gian để vào đại học hoặc trường chuyên môn, hơn nữa, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều tiền cho việc du học.
3. Sang Nhật với khoản nợ nhỏ
Các bạn học sinh có nhu cầu đi du học sẽ được trường hoặc trung tâm tiếng Nhật (công ty giới thiệu du học) tại Việt Nam giới thiệu trường học bên Nhật. Các bạn ấy cũng sẽ được học tiếng Nhật trước khi sang Nhật. Tùy vào từng trường học hoặc trung tâm, các điểm dưới đây sẽ có sự khác nhau.
・Học phí
・Chất lượng giờ học và lượng kiến thức học được (Theo khoá học)
・Có giáo viên người Nhật hay không
・Phí giới thiệu du học
Các trường và trung tâm có thể phải trả thêm tiền giới thiệu (môi giới), khoản tiền này được tính thêm vào tiền mà du học sinh sẽ trả cho trường hoặc trung tâm.
Ngoài những chi phí này, rất nhiều học sinh phải đóng trước tiền nhập học và học phí năm đầu của trường sẽ du học. Gia đình của các học sinh này có thể phải nợ một khoản tiền lớn.
Nếu nợ quá nhiều, tiền lãi cao, du học sinh sẽ nghĩ đến việc đi làm thêm kiếm tiền để lấy tiền trả nợ và gửi về nhà. Thế nhưng, khi làm quá nhiều, du học sinh sẽ mệt và không thể học được. Hơn nữa, nếu làm quá số giờ quy định, Cục xuất nhập cảnh sẽ không cho phép du học sinh đó tiếp tục du học, thực tế là đã có những người đi trước phải nghỉ học vì vướng vào những việc như thế.
Để tránh xảy ra những việc không đáng có, bạn hãy tìm hiểu thông tin trên mạng, hỏi những người đã có kinh nghiệm du học, lựa chọn cho mình một trường hoặc trung tâm tiếng Nhật có mức chi phí du học phù hợp nhé.
Chi phí sinh hoạt và thu nhập trong khi đi du học
4. Chọn việc làm thêm
Sau khi có trình độ tiếng Nhật cao, nhiều du học sinh thử sức mình với các công việc làm thêm có nhiều cơ hội nói chuyện với khách và đồng nghiệp người Nhật. Khi đó, họ vừa làm việc, vừa có cơ hội luyện tập tiếng Nhật, có thể sử dụng những kiến thức về tiếng Nhật đã học trong trường.
・Công việc phải nói chuyện với khách ở quán nhậu (bồi bàn)
・Công việc đứng thanh toán ở siêu thị, cửa hàng tiện lợi
Ban đầu, có thể bạn sẽ chưa thể làm được những công việc như trên, nhưng sau khi học thật chăm chỉ, hãy nhanh chóng chuyển sang những việc như thế này nhé.
Tuy nhiên, nếu trình độ tiếng Nhật quá thấp, bạn chỉ có thể xin được những công việc không nói tiếng Nhật một chút nào.
・Kiểm kê, phân loại hàng hoá trong kho
・Làm cơm hộp trong các nhà máy thực phẩm
Các công việc như thế này thường kéo dài từ nửa đêm tới rạng sáng, bạn sẽ buồn ngủ và không học được. Như vậy, trình độ tiếng Nhật cũng không tăng lên, dù có ở Nhật bao lâu đi nữa thì cũng không thể chuyển sang công việc khác.
Để tránh những việc như vậy xảy ra, hãy học thật nhiều trước khi sang Nhật.
5. Khi du học hãy lấy việc học tập làm đầu, việc kiếm tiền để sau khi đi làm
Đã có rất nhiều bạn đi du học với mục đích là gửi tiền về nhà. Thế nhưng, thời gian gần đây, Cục xuất nhập cảnh xử lý rất nghiêm đối với những du học sinh làm quá số giờ quy định (trên 28 tiếng một tuần). Việc du học với mục đích “kiếm tiến” như thế này không thể tiếp tục lâu dài.
Việc làm thêm và quy định của Cục xuất nhập cảnh
Nếu quyết tâm đi du học, bạn hãy vạch rõ mục tiêu trong tương lai và đi du học để tiến gần hơn đến mục tiêu đó. Ngoài ra, hãy hạn chế đi làm thêm và tập trung vào việc học tập, bạn có thể đạt được các điều dưới đây.
・Thành tích học tập tốt, có cơ hội nhận học bổng.
・Thành tích học tập tốt, có thể được miễn giảm học phí.
・Có tri thức và năng lực tiếng Nhật tốt, có thể xin được việc tốt (có thể nhận được thu nhập dài hạn).
6. Giao lưu với người Nhật thật nhiều
Sau khi sang Nhật, hãy tích cực giao lưu với người Nhật. Cơ hội nói chuyện với người bản xứ là chìa khoá để bạn nâng cao năng lực ngoại ngữ của bản thân.
・Bạn học cùng trường (trường chuyên môn, cao đẳng – đại học)
・Bạn cùng câu lạc bộ của trường
・Anh chị, bạn cùng làm thêm
・Thầy cô giáo ở lớp tiếng Nhật
Không chỉ giao lưu với người Việt, bạn hãy tạo thêm nhiều cơ hội giao lưu bằng tiếng Nhật với người Nhật và du học sinh của các nước khác nhé.
Có thêm nhiều bạn người Nhật, nâng cao khả năng tiếng Nhật
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16864 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15402 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12898 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài
Bài viết mới
Bài viết liên quan
-
★ Thông tin cơ bản: 5 điều cần chuẩn bị trước khi đi du học〈Bản 2022〉
Một chị đã từng là du học sinh cùng ban biên tập của KOKORO sẽ giới thiệu tới các bạn những kiến thức cần thiết cho việc du học trong bài viết này. Đó là “5 điều cần chuẩn bị trước khi đi du học” bao gồm cách lập kế hoạch du học và việc học tiếng Nhật trước khi du học v.v. Nếu bạn muốn thành công khi đi du học Nhật Bản thì hãy tham khảo nhé. Sau khi du học ở Nhật 5 năm, mình đã làm việc cho 3 công ty của Nhật ở Hồ Chí Minh trong 8 năm. Sau đó, mình làm việc tự do với các công việc như biên phiên dịch, MC, hiện nay mình đang sống ở Nhật. Mình muốn gửi tới các bạn sắp đi du học một lời nhắn, đó là nếu đã quyết tâm đi du học, các bạn hãy không ngừng trau dồi kiến thức và kỹ năng ngoại ngữ để vận dụng thật nhiều vào công việc trong tương lai. Để thực hiện được điều đó khi đi du học, mình sẽ giới thiệu với các bạn các điều cần chuẩn bị và điểm cần chú ý khi lập kế hoạch. 〈Mỹ Ngọc〉 1. Có ước mơ và hoài bão sau khi du học Bằng cách vạch ra những ước mơ và mục tiêu, bạn có thể quyết định hướng đi của mình. Ngay cả khi gặp khó khăn, bạn vẫn có thể tiến về phía trước mà không bỏ cuộc. Khi bạn chán nản và thấy mất phương hướng, bạn có thể sống tích cực trở lại nếu bạn có “ước mơ” và “mục tiêu” rõ ràng. Để có ước mơ cho riêng mình, bạn hãy tự hỏi bản thân những điều sau. ・ Việc đi Nhật là một cách để thực hiện ước mơ của mình. Vậy thì, sau khi du học, bạn muốn làm việc và sinh sống như thế nào? ・ Bạn đánh giá cao điều gì trong các điều như “có ích cho xã hội”, “mở rộng tầm nhìn”, “thu nhập cao”, “song ngữ”, “có nhà và xe đẹp”? Bạn hãy suy nghĩ về những điều này và vạch ra ước mơ, mục tiêu cho mình. Sau đó, hãy viết chúng ra một tờ giấy nhé. Đồng thời, bạn hãy tưởng tượng ra khung cảnh khi ước mơ của bạn trở thành hiện thực. Khi gặp bất kì khó khăn nào ở Nhật, hãy nhìn vào tờ giấy ghi mơ ước và nghĩ về tương lai, bạn có thể kiểm soát cảm xúc của mình và lấy lại tinh thần đấy. Trong 5 năm du học, đã có rất nhiều lần mình nghĩ là “muốn về Việt Nam”. Thế nhưng, mình đã duy trì được động lực của mình bằng mục tiêu “có văn phòng riêng ở Hồ Chí Minh và tưởng tượng ra cảnh mình sẽ ngồi ở văn phòng đó”. 2-1. Kế hoạch du học: Dành cho các bạn tốt nghiệp THPT Sau khi có mục tiêu, chúng ta hãy cùng lập kế hoạch du học để thực hiện mục tiêu đó nhé. Với các bạn tốt nghiệp THPT ở Việt Nam, nếu đặt mục tiêu là vào trường chuyên môn, trường đại học ở Nhật thì thế nào nhỉ? ◎ Có rất nhiều bạn đã đi theo lộ trình này: ・Trường tiếng (1.5~2 năm) → Trường chuyên môn (2 năm) → Đại học (4 năm) → Làm việc tại Nhật ・Trường tiếng (1.5~2 năm) → Trường chuyên môn (2 năm) → Làm việc tại Nhật ◎ Số bạn đi theo lộ trình này cũng đang tăng lên: ・Trường tiếng (1.5~2 năm) → Đại học (4 năm) → Làm việc tại Nhật * Nếu bạn có N2 (JLPT) khi đang học trường tiếng Nhật (Nhật ngữ), bạn sẽ có nhiều cơ hội vào đại học mà không cần học trường chuyên môn (trường nghề). Để thi đại học, bạn cần học thêm các môn khác ngoài tiếng Nhật, hãy nỗ lực học thật nhiều tiếng Nhật trước khi đi du học nhé. ◎Trong mục “Kinh nghiệm của tôi”, KOKORO có giới thiệu rất nhiều câu chuyện của các bạn du học sinh. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ① Bỏ dở đại học Lớp tiếng Nhật 4 tháng Sang Nhật Trường tiếng Nhật 1 năm rưỡi Trường chuyên môn 2 năm Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ② Tốt nghiệp THPT Trường tiếng Nhật 2 năm Sang Nhật Đại học tư lập [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ③ Tốt nghiệp THPT Sang Nhật Đại học tư lập 4 năm Làm việc tại Nhật Trong 5 năm, mình đã học trường tiếng Nhật, trường chuyên môn rồi học lên đại học, nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên mình về nước, bỏ dở việc học đại học. Nghĩ lại, khi đó, sau khi học xong trường tiếng, mình học thẳng lên đại học thì tốt biết bao. 2-2. Kế hoạch du học: Dành cho các bạn tốt nghiệp đại học Với các bạn đã tốt nghiệp đại học, nếu đặt mục tiêu là chỉ học trường tiếng hoặc học trường tiếng rồi học lên cao học thì thế nào nhỉ? Theo suy nghĩ của mình, các bạn đã tốt nghiệp đại học không cần học lên trường chuyên môn (trường nghề) sau khi học xong trường tiếng Nhật. Các bạn có thể học lên cao học để nâng cao trình độ học vấn hoặc đi làm nhé. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ① Tốt nghiệp đại học - đi làm (Tự học tiếng Nhật) Sang Nhật Trường tiếng Nhật 2 năm Trường chuyên môn nghỉ sau nửa năm Làm việc tại Nhật [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Câu chuyện ② Tốt nghiệp đại học - đi làm Lớp tiếng Nhật 4 tháng Sang Nhật Trường tiếng Nhật 15 tháng Trường chuyên môn 2 năm Làm việc tại Nhật 3. Học tiếng Nhật trước khi đi du học Nếu bạn đi du học sau khi đạt được trình độ N3 ở Việt Nam, quá trình du học của bạn sẽ đạt được hiệu quả cao hơn, bạn cũng sẽ có thể rút ngắn được thời gian du học. Ngoài ra, khi bắt đầu đi du học ở trình độ N4, bạn cũng có thể đạt được kết quả cao. Trên kênh YouTube của KOKORO có giới thiệu các phương pháp học trước khi đi du học của các anh chị đi trước. Đây là những anh chị đã có trình độ tiếng Nhật cao rồi mới đi du học, họ đều nói tiếng Nhật rất giỏi. Học tiếng Nhật trước khi du học part_1 Học tiếng Nhật trước khi du học part_2 Nếu có thể nói tiếng Nhật, sau khi sang Nhật, bạn sẽ dễ dàng tìm được những công việc làm thêm tốt. Trước khi đi du học, mình đã học hết 50 bài trong giáo trình “Minna no nihongo” và nhớ được khoảng 500 chữ Hán (Kanji). Nhờ thế, sau khi sang Nhật khoảng nửa năm, mình đã có thể nói tiếng Nhật với bạn người Nhật ở cùng chỗ làm thêm. 4. Có kiến thức ◆Chi phí du học Một số công ty giới thiệu du học (trung tâm tiếng Nhật) nói rằng “Ở Nhật, bạn có thể trang trải cả học phí và tiền sinh hoạt bằng việc đi làm thêm”. Nhưng thực tế thì không phải như vậy. Để đi du học, một người bạn của mình phải vay một số tiền lớn. Vì thế, trong thời gian du học, bạn ấy đã làm việc cả đêm ở nhà máy để có tiền trả nợ. Do không đủ học lực nên bạn ấy đã từ bỏ ước mơ học lên cao của mình, sau khi tốt nghiệp trường tiếng, bạn ấy đã về nước. Thông tin về chi phí du học được viết đầy đủ và chi tiết trong các bài viết dưới đây. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Chi phí sinh hoạt và thu nhập trong khi du học [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Mục đích du học và các cơ sở giáo dục – học phí tại Nhật Tại Nhật, du học sinh chỉ được làm thêm dưới 28 tiếng một tuần. Thời gian gần đây, Cục quản lý xuất nhập cảnh xử lý rất nghiêm đối với các trường hợp làm quá số giờ quy định. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Tại sao việc làm quá số giờ quy định bị phát hiện? ◆Quy định, tập quán trong cuộc sống Nếu bạn biết về các quy định, tập quán của người Nhật, bạn sẽ dễ dàng hoà nhập với cuộc sống ở Nhật. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ] Quy định - tập quán trong cuộc sống 5. Quản lý sức khoẻ Nếu bạn không có sức khoẻ, bạn sẽ không thể học tập và đi làm thêm. Đã có không ít người mắc phải bệnh hiểm nghèo do chỉ ăn thực phẩm ăn liền mỗi ngày để tiết kiệm chi phí sinh hoạt. Hãy giữ gìn sức khoẻ của mình nhé. Trên đây là “5 điều cần chuẩn bị trước khi đi du học”. Các bạn hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi sang Nhật để thực hiện được ước mơ của mình thông qua con đường đi du học nhé!
-
Ứng dụng từ điển tiếng Nhật nào phù hợp cho tôi?
Xin chào tất cả mọi người. Bạn sử dụng loại từ điển nào khi học tiếng Nhật? Gần đây, số lượng người sử dụng từ điển giấy đã giảm xuống, song song với đó số người sử dụng ứng dụng từ điển trên điện thoại thông minh cũng tăng lên. Những ứng dụng từ điển này rất hữu ích, nhưng vì số lượng quá nhiều ứng dụng, nhiều người có thể không biết nên chọn ứng dụng nào hoặc ứng dụng nào phù hợp với trình độ của mình. Lần này, mình sẽ giới thiệu các ứng dụng phù hợp với từng cấp độ tiếng Nhật từ sơ cấp đến nâng cao. Ngoài ra, mình cũng sẽ giới thiệu các tính năng về chức năng từ điển của từng ứng dụng và chức năng hỗ trợ học tập. Mazii (Mazii 2) Mazii được biết đến là ứng dụng đa chức năng bao gồm tra từ điển, dịch thuật văn bản và cung cấp thông tin, gần đây Mazii 2 cũng đã được phát hành. Khi tra nghĩa của từ hoặc câu trong Mazii, bạn có thể tra cứu từ bằng giọng nói cũng như ghi bằng tay. Ngoài ra, khi bạn chụp ảnh một từ hoặc câu bằng máy ảnh, ứng dụng sẽ đọc nó và dịch nó cho bạn. Tính năng này cũng gần giống như Google Dịch. Ngoài chức năng từ điển, Mazii còn có các nội dung hỗ trợ học tập như " Đọc bản tin tiếng Nhật đơn giản", "Luyện thi JLPT (Kỳ thi Năng lực Nhật ngữ)", "Bài kiểm tra thử JLPT". Chức năng dịch (trái), Luyện thi JLPT (phải) Đọc bản tin tiếng Nhật đơn giản (trái), Bài kiểm tra thử JLPT (phải) Ưu điểm của Mazzi ✔︎ Bạn có thể nhập các từ bạn muốn tra cứu bằng giọng nói hoặc hình ảnh (ảnh chụp). ✔︎ Có mục bình luận (comment) được viết bởi người dùng đã đăng ký thành viên trong phần bình luận cuối từng từ, rất hữu ích. ✔︎ Có nội dung học tiếng Nhật qua hình thức e-learning. ✔︎ Có hỗ trợ cả phiên bản ứng dụng điện thoại và phiên bản web tra qua máy tính. Nhược điểm của Mazzi ✔︎ Có nhiều quảng cáo. Nếu không muốn thấy quảng cáo, bạn cần nâng cấp lên "Premium". Mazzi phù hợp với người học trình độ: Sơ cấp, Trung cấp Đánh giá cá nhân SUGE DICT Ứng dụng này được phát triển bởi một nhóm sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Có rất nhiều ứng dụng từ điển dành cho điện thoại thông minh, nhưng ứng dụng này có thể hơi khó sử dụng so với các ứng dụng khác. Ứng dụng này phù hợp với những người muốn tìm hiểu ý nghĩa của tiếng Nhật trong cả tiếng Việt và tiếng Anh. Ứng dụng này có chức năng hiển thị liên tục màn hình. Ngay cả khi bạn đang học trong khi sử dụng ứng dụng, nếu bạn tiếp tục không chạm vào màn hình, chức năng ngủ (tạm dừng) sẽ hoạt động và màn hình sẽ biến mất. Vì lý do này, bạn phải đánh thức chức năng tạm dừng của điện thoại thông minh mỗi khi tra từ. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng chức năng hiển thị liên tục của ứng dụng, màn hình sẽ không biến mất, và bạn sẽ không phải nhấn nút đánh thức mỗi khi sử dụng từ điển. Tính năng ① Có thể nhập bằng chữ viết tay, nhập bằng giọng nói và nhập qua camera. ② Được liên kết với Google Dịch (bản dịch trực tuyến) ③ Có chức năng đọc to văn bản. ④ Bạn có thể tìm kiếm Kanji theo Bộ thủ. Nhập liệu bằng chữ viết tay (trái), bản dịch trực tuyến (phải) Chức năng đọc to văn bản (trái), chức năng tìm kiếm tìm kiếm Kanji theo Bộ thủ(phải) Ưu điểm của SUGE DICT ✔︎ Phiên bản miễn phí cũng có sẵn nhiều tính năng. ✔︎ Có các công cụ phân tích văn bản có thể giúp bạn cải thiện khả năng đọc hiểu của mình. ✔︎ Có chức năng hiển thị liên tục màn hình. Nhược điểm của SUGE DICT ✔︎ Nếu bạn không thường xuyên nâng cấp, các vấn đề có thể xảy ra. ✔︎ Một số từ được giải thích kém và cần được điều tra thêm bằng các cách khác để hiểu đầy đủ ý nghĩa của các từ đó. SUGE DICT phù hợp với người học trình độ: Sơ cấp, Trung cấp Đánh giá cá nhân Jdict Jdict đã được phát triển với mục đích dễ sử dụng cho những người đang học tiếng Nhật hoặc làm việc bằng tiếng Nhật, và nội dung của từ điển cũng xác thực. Các chức năng khác với từ điển bao gồm hiển thị lịch sử, đăng ký yêu thích, nhập bằng chữ viết tay (thậm chí ngoại tuyến), tìm kiếm từ trong romaji và đọc từ. Tìm kiếm từ (trái), nhập bằng chữ viết tay (phải) Tìm kiếm từ Romaji (trái), đọc từ (phải) Ưu điểm của Jdict ✔︎ Thiết kế đơn giản và dễ nhìn. Màn hình tìm kiếm được hiển thị ngay khi bạn mở ứng dụng. ✔︎ Chuyển trang mượt mà và ổn định. ✔︎ Liên kết với Google Dịch. ✔︎ Có các công cụ phân tích văn bản có thể giúp bạn cải thiện khả năng đọc hiểu của mình. ✔︎ Mục đóng góp từ người dùng cũng hữu ích. Nhược điểm của Jdict ✔︎ Có nhiều quảng cáo. Bạn cần nâng cấp lên phiên bản trả phí để loại bỏ quảng cáo. ✔︎ Một số từ được giải thích kém và cần điều tra thêm bằng các cách khác để hiểu đầy đủ ý nghĩa của từ đó. Jdict phù hợp với người học trình độ: Sơ cấp, Trung cấp Đánh giá cá nhân Weblio国語辞典 Weblio chắc chắn một trong những cái tên tiêu biểu của các từ điển Nhật-Nhật tra cứu qua web và gần đây, đã cho ra mắt một phiên bản ứng dụng tra cứu qua điện thoại. Ngoài chức năng tra từ, còn có nhiều câu ví dụ, rất hữu ích cho việc nâng cao khả năng đọc hiểu. Ngoài ra còn có nội dung được gọi là "Lịch sử tìm kiếm" hiển thị lịch sử các từ bạn đã tìm kiếm và mục "Xu hướng" hiển thị bảng xếp hạng các từ được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây. Tra cứu từ bằng chữ viết tay (trái), Mục xu hướng (phải) Lịch sử tìm kiếm (trái), Các từ mới (phải) Ưu điểm của Weblio ✔︎ Đôi khi các từ khó xuất hiện trong phần giải thích nghĩa, nhưng khi bạn nhấp vào một trong các từ được gạch chân, nghĩa của từ đó cũng sẽ đồng thời được hiển thị. ✔︎ Thông tin từ lấy từ nguồn của "Digital Daijisen" được sử dụng cho nội dung tra cứu nên độ tin cậy và chính xác được đảm bảo cao. ✔︎ Bạn cũng có thể tra cứu các từ đồng nghĩa, trái nghĩa, câu ví dụ và cách sử dụng từ cùng một lúc. ✔︎ Ngoài ra còn có phiên bản web. Nhược điểm của Weblio ✔︎ Kích thước của quảng cáo trên màn hình lớn. ✔︎ Đối với người ở trình độ sơ cấp và người học trung cấp, đôi khi việc giải thích nghĩa hoàn toàn bằng tiếng Nhật sẽ khá khó hiểu. Weblio phù hợp với người học trình độ: Trung cấp, Cao cấp Đánh giá cá nhân Kết luận Trong nội dung bài viết này, mình đã giới thiệu các tính năng của các ứng dụng từ điển nổi bật gần đây và phân theo các cấp độ tiếng Nhật của người dùng tương ứng. Mình cũng đã ghi rõ đây là quan điểm đánh giá cá nhân (mang tính chất tham khảo). Do đó, tùy người sử dụng sẽ có các trải nghiệm khác nhau nên các bạn hãy tải về và dùng thử nhé. Mỗi ứng dụng đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, vì vậy hãy tìm một ứng dụng phù hợp với trình độ và sở thích tiếng Nhật của bạn và dùng nó để học. Bạn sẽ tiến bộ trong việc học tiếng nhiều hơn khi bạn quen thuộc với việc sử dụng từ điển đấy. Mình hy vọng các bạn có thể ngày càng nâng cao trình độ tiếng Nhật của bản thân! ^^
-
Trước khi du học hãy làm những việc này (phần 1)
Trước khi du học hãy làm việc này part_1 1. Bắt đầu học tiếng Nhật và đỗ N3 sau 10 tháng 2. Bí quyết ôn thi N3 của mình 3. Tiếng Nhật trong cuộc sống 4. Tổng kết Trước khi du học hãy làm việc này part_1 Các bạn có biết không, khởi điểm của những anh chị đã có N1, N2 (JLPT) cũng bắt đầu từ N5 đấy. Hãy học hỏi và vận dụng các phương pháp học tập của các anh chị đi trước để nâng cao năng lực tiếng Nhật của bản thân và có thêm nhiều cơ hội phát triển công việc sau này nhé. Thêm nữa, nếu bạn có ý định đi du học thì trước khi đi hãy cố gắng học thật nhiều tiếng Nhật ở Việt Nam, điều này sẽ giúp quá trình du học của bạn đạt được hiệu quả cao hơn đấy. Vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn chuỗi bài viết về phương pháp học tập của các anh chị đã trau dồi tiếng Nhật thật tốt ở Việt Nam trước khi đi du học. Bài viết lần này là câu chuyện về một anh sempai đã tốt nghiệp Cao Đẳng, đi làm, sau đó bỏ việc, bắt đầu học tiếng Nhật, có được bằng N3 sau 10 tháng học tập nên đã rút ngắn được 1 năm du học ở Nhật. 1. Bắt đầu học tiếng Nhật và đỗ N3 sau 10 tháng Mình đã học nấu ăn ở một trường Cao Đẳng, sau đó lấy được Chứng chỉ đầu bếp của Việt Nam. Trong thời gian học tập ở trường Cao Đẳng, mình đã làm thêm tại một nhà hàng thịt nướng của Nhật ở Hà Nội. Ngay trước khi tốt nghiệp, mình trở thành nhân viên chính thức của nhà hàng đó và đã được phụ trách nấu các món ăn Nhật Bản nhưng với nguyện vọng muốn nấu được các món Nhật Bản chuẩn vị hơn, mình đã quyết định đi du học Nhật Bản. Mình nghỉ việc ở nhà hàng thịt nướng rồi bắt đầu tham gia lớp học tiếng Nhật vào tháng 9 năm 2013, lần đầu tiên mình học tiếng Nhật. Mình cần tiếng Nhật như một phương tiện để học nấu ăn nên đã cố gắng học tập chăm chỉ, sau 3 tháng mình đã đỗ được N5 (JLPT).Mình đã bị trượt trong lần đầu tiên xin tư cách lưu trú để đi du học, nên dự định ban đầu của mình là tháng 7 năm 2014 đã phải chuyển thành tháng 4 năm 2015. Thời gian bắt đầu đi du học đã bị muộn 9 tháng nên trong khoảng thời gian đó mình đã cố gắng học tiếng Nhật hơn nữa, tháng 7 năm 2014 mình đã đỗ N3. Sau đây, mình sẽ giới thiệu với các bạn phương pháp học tiếng Nhật của mình nhé. 2. Bí quyết ôn thi N3 của mình Học ở nhà 3 tiếng mỗi ngày Trong vòng 1 năm rưỡi trước khi bắt đầu đi du học, ngoài việc học tiếng Nhật trên lớp, mình đã cố gắng làm những việc sau. ✔︎ Ngay cả khi ở nhà cũng học hơn 3 tiếng mỗi ngày, tập cho mình thói quen ngồi vào bàn học.✔︎ Học trước nhiều ngày các nội dung sẽ được học trên lớp.✔︎ Tự tạo cho mình cuốn tay sổ từ vựng, ngữ pháp phân loại theo cách của cá nhân để dễ dàng học tập.✔︎ Ngoài bộ sách “Minna no nihongo”, mình đã dùng thêm bộ sách “Shinkanzen Masuta”. Ngoài những việc kể trên, mình cũng cố gắng sử dụng tiếng Nhật trong đời sống hàng ngày. Tiết kiệm 1 năm chi phí du học! Bằng cách này, từ khi sinh ra, lần đầu tiên mình tập trung học trong suốt 1 năm rưỡi ở Việt Nam và đỗ được N3 trước khi đi du học. Hơn thế nữa, mình cũng đã cố gắng sử dụng thật nhiều tiếng Nhật trong cuộc sống thực tế. Nhờ vậy, sau khi sang Nhật, mình đã được bỏ qua năm thứ 1, lên thẳng năm thứ 2 và đã tốt nghiệp Nhật ngữ trong một năm. Vì các khóa học thường kéo dài 2 năm nên mình đã tiết kiệm được 1 năm chi phí du học. 3. Tiếng Nhật trong cuộc sống Kênh radio online mình dùng để học nghe Trước khi đi du học, trong cuộc sống hàng ngày, mình đã tạo cho mình những cơ hội tiếp xúc với tiếng Nhật như thế nào nhỉ. Mình sẽ giới thiệu thông qua bảng dưới đây nhé. ■ Tin tức trên radio online Mỗi buổi tối, mình nghe tin tức thời sự bằng tiếng Nhật trên radio online trong 20 phút. Các tin tức này đều có thể điều chỉnh tốc độ âm thanh. Ban đầu mình nghe mà không hiểu gì, nhưng sau nửa năm mình cũng đã bắt đầu quen và có thể nghe hiểu được. Mình vẫn tiếp tục nghe sau khi sang Nhật. ■ Kết bạn với người Nhật Bạn du học sinh người Nhật cùng làm việc với mình ở nhà hàng (Hà Nội) đã trở thành bạn luyện tập hội thoại tiếng Nhật với mình. Hơn nữa, thông qua sự giới thiệu của bạn ấy, mình đã quen thêm những bạn du học sinh người Nhật khác và chúng mình cùng giao lưu với nhau bằng tiếng Nhật. ■ Bắt chước lại những câu từ tiếng Nhật đã nghe được Mình nghe tiếng Nhật của người Nhật rồi bắt chước lại những câu từ nghe được. Bắt đầu từ những câu đơn giản như “otsukaresamadesu” (bạn đã vất vả rồi), “arigatogozaimasu” (cảm ơn) v.v. ■ Sử dụng những câu từ mình nhớ (khi đi làm thêm) Sau khi có N3, mình đã làm thêm ở một khách sạn có nhiều khách người Nhật trong 3 tháng. Mình đã làm công việc tiếp khách tại quầy lễ tân, tại nhà hàng trong khách sạn, nhờ đó mình có thể nghe các nhóm khách nói chuyện với nhau và nhớ được một số từ cách nói chuyện của người Nhật. Thi thoảng mình cũng có cơ hội giao tiếp với khách Nhật tại khách sạn để nâng cao khả năng sử dụng tiếng Nhật của mình. ■ Sử dụng những câu từ mình nhớ (dạy cho người khác) Sau khi có N3, mình đã làm giáo viên dạy tiếng Nhật trong 7 tháng. Việc dạy tiếng Nhật cũng trở thành việc ôn luyện cho chính bản thân mình. ■ Cài đặt ngôn ngữ của điện thoại là tiếng Nhật (sau khi sang Nhật) Sau khi sang Nhật mình cố gắng tạo cho mình môi trường chỉ sử dụng tiếng Nhật. Chẳng hạn, mình chuyển chế độ ngôn ngữ của điện thoại sang tiếng Nhật. Đã nhiều lần mình định chuyển về chế độ tiếng Việt nhưng tiếng Nhật hiển thị trên màn hình điện thoại rất khó hiểu nên mình không thể chuyển lại được. Nhờ vậy mỗi lần sử dụng điện thoại là một lần học tiếng Nhật và chiếc điện thoại cũng là một người thầy dạy tiếng Nhật của mình. 4. Tổng kết Anh sempai trong bài viết lần này chưa bao giờ chuyên tâm học tập cho đến khi đưa ra quyết tâm nhớ tiếng Nhật để có thể học nấu ăn. Sau khi tìm ra mục tiêu lớn trong cuộc đời là học tiếng Nhật để sử dụng nó trong việc học nấu ăn, anh ấy đã nghiêm túc học tập. Cuối cùng, chúng ta cùng nhìn lại các điểm quan trọng trong phương pháp học của anh sempai này nhé. ✔︎ Ngay cả khi ở nhà cũng học hơn 3 tiếng mỗi ngày, tập cho mình thói quen ngồi vào bàn học.✔︎ Học trước nhiều ngày các nội dung sẽ được học trên lớp. ✔︎ Học nghe tiếng Nhật bằng tin tức trên radio online✔︎ Kết bạn và giao lưu với người Nhật✔︎ Tìm công việc làm thêm sử dụng tiếng Nhật Đây đều là những phương pháp học tiếng Nhật quen thuộc mà bạn cũng có thể làm phải không. Hãy tham khảo chúng để có thêm cơ hội tiếp xúc với tiếng Nhật và sử dụng nó cho các mục tiêu trong tương lai nhé! Sempai lần này Nguyễn Bá Phước Anh Phước sinh năm 1992, quê ở Sơn Tây, Hà Nội. Năm 2012, anh trở thành nhân viên chính thức của một nhà hàng thịt nướng Nhật Bản ở Hà Nội. Tháng 9 năm 2013, anh nghỉ việc rồi bắt đầu chuẩn bị đi du học. Tháng 12 năm đó, anh đã đỗ N5. Tháng 7 năm 2014, anh đỗ N3. Anh du học ở Nhật từ tháng 4 năm 2015. Anh đã học ở trường Nhật ngữ trong 1 năm, trường chuyên môn nấu ăn trong 2 năm và đã đi làm tại khách sạn ở Nhật. Sau 2 năm làm việc, anh nhận được quyết định chuyển việc về một nhà hàng ở Tokyo nhưng vì ảnh hưởng của COVID-19, anh đã bị hủy hợp đồng. Sau đó, anh được nhận vào làm việc tại một hệ thống nhà hàng lớn của Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại – tháng 5 năm 2021, anh đang chuẩn bị về nước.
-
Trước khi du học hãy làm những việc này (phần 2)
Trước khi du học hãy làm việc này part_2 1. Hoạt động tình nguyện do người Nhật tổ chức 2. Hội nghị sinh viên Việt Nam – Nhật Bản (VJSC) 3. Hội thân hữu Việt Nhật (Câu lạc bộ học tập) 4. Phim truyền hình - Phim Anime – Thời sự 5. Học tại nhà 3 tiếng mỗi ngày 6. Tổng kết Trước khi du học hãy làm việc này part_2 Các bạn có biết không, khởi điểm của những anh chị đã có N1, N2 (JLPT) cũng bắt đầu từ N5 đấy. Hãy học hỏi và vận dụng các phương pháp học tập của các anh chị đi trước để nâng cao năng lực tiếng Nhật của bản thân và có thêm nhiều cơ hội phát triển công việc sau này nhé. Thêm nữa, nếu bạn có ý định đi du học thì trước khi đi hãy cố gắng học thật nhiều tiếng Nhật ở Việt Nam, điều này sẽ giúp quá trình du học của bạn đạt được hiệu quả cao hơn đấy. Vì vậy, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn chuỗi bài viết về phương pháp học tập của các anh chị đã trau dồi tiếng Nhật thật tốt ở Việt Nam trước khi đi du học. Bài viết lần này là câu chuyện về một chị sempai đã có thành tích xuất sắc khi học tập tại trường Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN. Chúng ta cùng xem chị ấy đã thực hiện nhiều hoạt động đa dạng như thế nào để trau đồi khả năng tiếng Nhật của mình nhé. 1. Hoạt động tình nguyện do người Nhật tổ chức Hình ảnh từ Facebook của quán Lam sach dep Ho Guom voi Ninomiya Mình đã học tiếng Nhật ở đại học và cũng đã đi trao đổi 1 năm. Hiện nay mình đang vận dụng khả năng tiếng Nhật của mình để làm việc tại một doanh nghiệp Nhật Bản ở Hà Nội. Tuy nhiên, không hẳn là chỉ cần đi du học là có thể nói được tiếng Nhật. Mình sẽ giới thiệu với các bạn những phương pháp học tiếng Nhật khác nhau mà mình đã sử dụng khi học đại học nhé. Trong năm thứ nhất, năm thứ hai đại học, mình đã tham gia hoạt động nhặt rác tình nguyện xung quanh hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội) vào ngày chủ nhật (khoảng 2 lần 1 tháng). Hoạt động này do người Nhật đứng ra tổ chức, mỗi lần có hơn 20 người Nhật và người Việt tham gia. Sau khi công việc nhặt rác kết thúc, chúng mình cùng nhau đi đến quán cà phê, người Nhật dạy tiếng Nhật cho người Việt, người Việt dạy tiếng Việt cho người Nhật. Mình giao lưu vui vẻ và thoải mái với mọi người, mình cũng nâng cao được khả năng nói tiếng Nhật. Hiện nay mình vẫn tham gia nhóm này. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ]Lam sach dep Ho Guom voi Ninomiya 2. Hội nghị sinh viên Việt Nam – Nhật Bản (VJSC) Hội nghị sinh viên Việt Nam – Nhật bản “Vietnam Japan Student Conference (VJSC) là một câu lạc bộ của các sinh viên đến từ các trường đại học tại Hà Nội, được thành lập năm 2007 dưới sự bảo trợ của Trung tâm hợp tác nguồn nhân lực Việt Nam – Nhật Bản (VJCC Hà Nội), Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) v.v. VJSC có trụ sở tại trường đại học Ngoại Thương Hà Nội và thường xuyên tổ chức các hoạt động thúc đẩy giao lưu giữa các sinh viên đại học của Việt Nam và Nhật Bản. Khi học đại học năm thứ nhất, mình đã tham gia chương trình giao lưu của VJSC (trong 8 tháng). 2 lần mỗi tháng, khoảng 10 ~ 20 sinh viên Việt Nam và Nhật Bản tập trung lại với nhau rồi cùng giao lưu, nhờ vậy mình đã không cảm thấy hồi hộp khi nói chuyện với người Nhật. Mình đã dẫn các bạn người Nhật đi tham quan, cùng các bạn ấy chuẩn bị bài giới thiệu văn hóa Nhật Việt bằng tiếng Nhật rồi thuyết trình cho mọi người nghe. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ]Hội nghị Sinh viên Việt Nam Nhật Bản (VJSC) 3. Hội thân hữu Việt Nhật (Câu lạc bộ học tập) Trong năm thứ nhất đại học, mình cũng đã tham gia câu lạc bộ học tập có tên là “Hội thân hữu Việt Nhật”. Câu lạc bộ chia ra các nhóm học từng mảng như Kanji (chữ Hán), Giao tiếp, Ngữ pháp, Đọc hiểu v.v., học phí thấp và được cả người Nhật hướng dẫn nữa. Mình muốn cải thiện khả năng viết và dùng kanji nên mình đã tham gia nhóm học kanji. Hơn nữa, ngoài việc cùng nhau tham gia hoạt động của câu lạc bộ, mình cũng đã miệt mài học ôn thi Năng lực tiếng Nhật (JLPT) cùng với các bạn mình quen trong câu lạc bộ này, kết quả là mình đã đỗ N3 theo mục tiêu đề ra. 4. Phim truyền hình - Phim Anime – Thời sự Trong thời đại này, việc học thông qua các nội dung online cũng không thể thiếu phải không nào. Mình sẽ giới thiệu những nội dung đã giúp mình học tiếng Nhật nhé. ■ Phim truyền hình, phim Anime của Nhật Các bộ phim có lời thoại tiếng Nhật, phụ đề tiếng Việt. Khả năng nghe của mình được nâng cao, bằng việc bắt chước theo những lời thoại mình thích, phát âm của mình cũng đã hay hơn trước. ■ Các kênh học trên Youtube ■ Các bài hát tiếng Nhật Có lúc mình vừa nghe các bài hát tiếng Nhật mình thích vừa làm gì đó. ■ New Web Easy (NHK) Các tin tức được viết bằng tiếng Nhật đơn giản, trên các chữ kanji có viết cả cách đọc nữa. Trang này cũng có tin tức được phát dưới dạng video. [iconpress id="local_1803" title="external link" style="color:#525252; font-size:22px;" ]News Web Easy 5. Học tại nhà 3 tiếng mỗi ngày Khi học đại học, mình đã học ở nhà 3 tiếng mỗi ngày. Đây là những tài liệu mình muốn giới thiệu với các bạn. Minna no nihongo Giáo trình nhập môn cơ bản và phổ biến. Bộ sách “Shinkanzen Masuta” (新完全マスター) Bộ sách được các bạn ôn thi JLPT đánh giá cao. Bộ này cũng có nhiều bài luyện ôn thi. Quyển “Đọc hiểu” trong bộ này được mọi người đặc biệt yêu thích. Bộ sách “Mimi kara oboeru nihongo noryokushiken” (耳から覚える日本語能力試験) Quyển “Từ vựng” trong bộ này được mọi người yêu thích. Sách có đĩa CD và file nghe MP3 nên bạn có thể vừa nghe vừa ghi nhớ từ vựng. Bộ sách “Sou matome” (日本語総まとめ) Bộ sách này có ít bài tập hơn bộ “Shinkanzen Masuta” (新完全マスター) nhưng sách được thiết kế theo lộ trình mỗi ngày 2 trang và hoàn thành trong 8 tuần nên các bạn tự học cũng dễ dàng duy trì mỗi ngày. 6. Tổng kết Mạnh là một cô gái có thành tích xuất sắc trong trường đại học, để trau dồi cho mình khả năng giao tiếp tiếng Nhật, chị ấy đã cố gắng tận dụng rất nhiều cơ hội khác nhau. Chúng ta cùng nhìn lại những điểm quan trọng trong phương pháp học tập của chị ấy nhé. ✔︎ Tham gia hoạt động tình nguyện giao lưu giữa người Nhật và người Việt✔︎ Tham gia chương trình giao lưu mà các sinh viên đại học ở Hà Nội có thể tham gia (VJSC)✔︎ Học tập ở câu lạc bộ có học phí thấp✔︎ Học nhóm cùng với các bạn quen trong câu lạc bộ học tập✔︎ Học nghe thông qua tin tức trên radio online✔︎ Sử dụng New Web Easy (NHK)✔︎ Học tại nhà 3 tiếng mỗi ngày Đằng sau thành tích xuất sắc của chị ấy là con đường học tập đầy cố gắng như vậy đấy. Hãy tham khảo các phương pháp này để học tiếng Nhật thật tốt và sử dụng nó cho các mục tiêu trong tương lai, bạn nhé! Sempai lần này Lỗ Thị Mạnh Mạnh sinh năm 1997, quê ở Hà Nội. Mạnh vào học khoa Ngôn ngữ và văn hóa Nhật Bản, trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Năm 2018, chị ấy tham gia chương trình trao đổi sinh viên 1 năm tại trường Đại học Meiji (trong thời gian du học đã đỗ được N2). Năm 2020, chị ấy tốt nghiệp đại học, vào làm việc tại một công ty IT của Nhật Bản ở Hà Nội.
Xếp hạng bài viết phổ biến
-
Lớp học tiếng Nhật online miễn phí 16864 views
-
Không được ăn ốc bắt ở ruộng lúa 15402 views
-
“Đúng giờ” ở Nhật là như thế nào? 12898 views
Platinum Sponsor
Bronze Sponsors
- Global HR Strategy
- Trường Nhật Ngữ EHLE
Đơn vị hỗ trợ
- Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam
- Trung tâm Giao lưu Văn hoá Nhật Bản tại Việt Nam
- Văn phòng JNTO Hà Nội
- Liên đoàn kinh tế vùng Kansai
- Hội Việt Nam (JAVN)
- Hội hỗ trợ Tomoiki Việt Nhật
- Hiệp hội phát triển giao lưu nguồn nhân lực quốc tế
Đơn vị hợp tác
Tổ chức hỗ trợ du học sinh
Nhật Bản (JASSO)
Mạng lưới luật sư cho lao động người nước ngoài